Home Tin tức - Sự kiện Tin tức - Sự kiện
Thứ năm, 25-02-2021   
     
THÔNG TƯ Quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập

THÔNG TƯ

Quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập

Đọc thêm...
 
Triển lãm “Tớ kể bạn nghe”

       Triển lãm “Tớ kể bạn nghe”

        Triển lãm “Tớ kể bạn nghe” trưng bày 120 bức ảnh và câu chuyện đặc sắc do 49 em nhỏ từ lớp 4 đến lớp 8 các dân tộc H’mông, M’nông, Chăm và Raglai thực hiện theo phương pháp photovoice với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và tổ chức Oxfam tại Việt Nam. Với chủ đề không giới hạn, các em kể về những điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, khi học tập, vui chơi, khi lao động giúp đỡ gia đình… Các em cũng kể về những con người các em yêu mến, cảm nhận của các em về văn hóa dân tộc mình, về những việc các em làm để tự chăm sóc bản thân … Có thể nói “Tớ kể bạn nghe” là câu chuyện đầy đủ nhất từng đến với công chúng về trẻ em các dân tộc H’mông tại Lào Cai, Chăm và Raglai tại Ninh Thuận, và M’nông tại Đăk Nông. Những bức ảnh và câu chuyện cho thấy cũng như trẻ em ở mọi nơi, trẻ em dân tộc thiểu số thực sự khát khao học hỏi bằng những hình thức sinh động, thú vị và theo cách của mình. Với các em, việc học không chỉ đóng khung trong trường lớp, không giới hạn trong những bài giảng chính quy, mà còn thông qua nhiều cách thức phù hợp với lứa tuổi và môi trường sống thực tế của các em. Nội dung những bức ảnh và câu chuyện của các em vẫn tiếp tục là đề tài cho những thảo luận xã hội về cách thức để trẻ em tham gia hiệu quả nhất vào đời sống cộng đồng và phát triển tốt nhất năng lực của các em. 

          Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bảo tàng Nhân học phối hợp với Viện nghiên cứu Văn hoá và Môi trường (ISEE) dự kiến sẽ tổ chức triển lãm ảnh “Tớ kể bạn nghe” từ ngày 19 tháng 11 đến 23 tháng 11 năm 2014, tại khuôn viên sân trường nhà nối AB. 

alt

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

 

 
Archaeological Excavations at Rach Nui: New Insights into the Nature of Early Sedentary Settlement Development. Những nhận thức mới về bản chất của việc định canh, định cư giai đoạn sớm thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Rạch Núi

Archaeological Excavations at Rach Nui: New Insights into the Nature of Early Sedentary Settlement Development. 

Những nhận thức mới về bản chất của việc định canh, định cư giai đoạn sớm thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Rạch Núi (Long An)

Bảo tàng Nhân học và Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xin trân trọng thông báo và kính mời các Thầy Cô, các nhà Khoa học, Anh Chị Em học viên Sau Đại học, cùng các Bạn Sinh viên đến tham dự buổi thuyết trình với Chủ đề, Diễn giả, Thời gian và Địa điểm như sau:

Chủ đề: Archaeological Excavations at Rach Nui: New Insights into the Nature of Early Sedentary Settlement Development. 

Những nhận thức mới về bản chất của việc định canh, định cư giai đoạn sớm thông qua các cuộc khai quật khảo cổ học ở di tích Rạch Núi (Long An).


Diễn giả: Dr. Philip Piper, Khoa Khảo cổ và Nhân học, Đại học Quốc gia Úc


Thời gian: 9h ngày 25 tháng 11 năm 2014

Địa điểm: Phòng Multimedia, tầng 3, nhà D, Bảo tàng Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

 
“HOÀNG SA, TRƯỜNG SA - ĐẤT NƯƠC NƠI ĐẦU SÓNG” CUỘC TRƯNG BÀY ĐÃ CHẠM VÀO TRÁI TIM NGƯỜI XEM

 “HOÀNG SA, TRƯỜNG SA - ĐẤT NƯƠC NƠI ĐẦU SÓNG” CUỘC TRƯNG BÀY ĐÃ CHẠM VÀO TRÁI TIM NGƯỜI XEM

           Sau thời gian gần 6 tháng chuẩn bị công phu, cuộc trưng bày “Hoàng Sa, Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng” do Bảo tàng Nhân học phối hợp với Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam tổ chức đã ra mắt ngày 9 tháng 10 năm 2014 tại vườn hoa nhà nối A-B, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Sau hai ngày ra mắt, đã có hàng nghìn lượt cán bộ, sinh viên…trong và ngoài Trường đến xem trưng bày. Nhiều hình ảnh và câu chuyện cảm động về Hoàng Sa, Trường Sa từ sự hy sinh quên mình “Thà hy sinh chứ không thể để mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải Quân của chiến sĩ hải quân Việt Nam trong trận hải chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988, đến cuộc sống bình dị thường ngày đầy gian lao, vất vả mà kiên cường, anh dũng của quân và dân trên đảo, và đôi khi chỉ là một nghi lễ chào cờ thiêng liêng vào ngày tết đầu năm hoặc một ước mơ bình dị, hồn nhiên “trở thành một người lính hải quân” của em nhỏ sống trên đảo Sinh Tồn, hay hình ảnh người lính vẫn hiên ngang đứng gác ở cột mốc chủ quyền trong cơn mưa ào ạt bất chợt… tất cả đã như những làn sóng biển vô hình “chạm” vào trái tim người xem, tạo ra những cung bậc cảm xúc mà có lẽ không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết, nhưng có lẽ bao trùm lên tất cả là tinh thần tự hào và cảm phục trước những thế hệ cha anh sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Giữa không gian trầm lặng của mùa thu Hà Nội ở sân trường, những cảm xúc không thể kìm nén đã bật thành tiếng khóc. Nhiều giọt nước mắt đã… trào rơi. Có em sinh viên đã mong có một ngày thật gần được trở thành anh lính đảo Trường Sa để cầm súng bảo vệ chủ quyền tổ quốc nơi đầu sóng. Có nhiều em sinh viên đã thầm hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa, học tập cả phần của các anh lính đảo….Cuộc trưng bày vẫn còn tiếp diễn đến ngày 15 tháng 10 tại Trường Đại học Khoa  học Xã hội va Nhân văn, nhưng với những gì cảm nhận được có thể nói cuộc trưng bày đã đạt được mục tiêu quan trọng nhất của Ban tổ chức, đó là đóng góp một phần trí tuệ và công sức để góp phần gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam

         Đưa tin: Bùi Hữu Tiến (Bảo tàng Nhân học).

         Một số hình ảnh từ cuộc trưng bày:

 

alt

alt

alt

alt

alt

 

alt

 

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

 

 

 
Trưng bày chuyên đề Hoàng Sa, Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng

Trưng bày chuyên đề

Hoàng Sa, Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử chủ quyền, môi trường, cảnh quan, nguồn tài nguyên, đời sống quân dân... trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên... Bảo tàng Nhân học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam thuộc Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức cuộc trưng bày chuyên đề Hoàng Sa, Trường Sa - Đất nước nơi đầu sóng.

alt

Cuộc trưng bày là một trong những hành động thiết thực thể hiện trách nhiệm và tình cảm của các đơn vị phối hợp tổ chức trong việc đóng góp trí tuệ và công sức để gìn giữ chủ quyền biển đảo. Đồng thời, cũng là sự tri ân với các thế hệ cha anh không quản ngại gian lao, vất vả ngày đêm canh giữ biển đảo, bảo vệ sự bình yên nơi đầu sóng ngọn gió, trong đó nhiều người đã hy sinh anh dũng vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Trưng bày giới thiệu khoảng 300 tư liệu, hiện vật tiêu biểu bao gồm: các bản đồ, châu bản, ảnh, sách, phim tư liệu… nhằm phản ánh một cách chân thực và khách quan lịch sử thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng như những tình cảm gắn bó máu thịt giữa đất liền và hải đảo qua những chuyến thăm thực tế, những đoàn hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, sinh viên với biển đảo Tổ quốc...

Trưng bày gồm 3 phần chính:

Phần 1: Trường Sa, Hoàng Sa nhìn từ tư liệu lịch sử (Bảo tàng Nhân học thực hiện)

Phần 2: Cảm xúc Trường Sa qua những chuyến thăm (Bảo tàng Nhân học thực hiện)

Phần 3: Tuổi trẻ với biển đảo quê hương (Bảo tàng Tuổi trẻ thực hiện)

Nhân đây, Ban tổ chức đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức, nhà nghiên cứu, phóng viên đã giúp đỡ rất nhiệt tình về mặt tư liệu, đặc biệt là GS.TSKH. Vũ Minh Giang - Nguyên Phó Giám Đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS. Phạm Xuân Hằng - Nguyên Hiệu Trưởng Trường ĐHKHXH & NV, PGS.TS. Nguyễn Văn Kim - Phó Hiệu Trưởng, Phó Bí thư Đảng Uỷ Trường ĐHKHXH & NV, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc - Nguyên Viện Trưởng Viện Viện Nam Học và Khoa học Phát triển, đồng chí Nguyễn Công Khanh - phóng viên báo Tiền Phong...

Thời gian: Từ ngày 9 - 15 tháng 10 năm 2014.

Địa điểm: Vườn hoa nhà nối AB, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

 

Đưa tin: Bùi Hữu Tiến, Phó Giám Đốc Bảo tàng Nhân học.

 

 
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 3 của 75
 
Địa chỉ: Tầng 3-4 Nhà D - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04. 3 5589477 / Email:[email protected]