Home Giới thiệu Khái quát về Bảo tàng
Thứ bảy, 05-12-2020   
     
Chức năng của Bảo tàng

NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA BẢO TÀNG NHÂN HỌC

Công tác trưng bày

     Nội dung trưng bày đáp ứng được nhu cầu của công chúng alt(trước hết là đối tượng giảng viên và sinh viên trong và ngoài Trường), gắn cách thức và nội dung trưng bày với công tác đào tạo nghiên cứu của một số ngành học, của một số khoa trong trường. Trong thời gian tới, bên cạnh việc cải tiến và nâng cấp các trưng bày thường xuyên về  Khảo cổ học, Dân tộc học, Hán Nôm, Văn hoá học... BTNH sẽ chú trọng vào việc tổ chức các trưng bày chuyên đề, xây dựng trưng bày ảo và mở rộng hợp tác để từng bước xã hội hoá công tác trưng bày.


Công tác thực nghiệm, xử lý hậu điền dã và nghiên cứu khoa học

   Tại Bảo tàng Nhân học, hiện vật của những cuộc khai quật, điền dã khảo cổ học, điền dã, sưu tầm dân tộc học và văn hoá Việt Nam đã được xử lý một cách bài bản, khoa học. Hiện vật sau khi xử lý đã được gửi trả các bảo tàng địa phương, một số hiện vật mảnh và hiện vật sưu tầm được bổ sung vào các sưu tập mẫu của Bảo tàng. Thông qua những đợt nghiên cứu trong phòng này, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã từng bước nắm vững kỹ năng nghề.  Điều này đã khẳng định vai trò phòng thí nghiệm/thực hành của bảo tàng trong công tác nghiên cứu và đào tạo.
Không chỉ  thực hiện tốt các chức năng của một bảo tàng nói riêng, sưu tầm, bảo quản, trưng bày... alt


Bảo tàng Nhân học đã tích cực tạo điều kiện cho sinh viên có thể tới học tập và sinh hoạt. Ngoài việc mở cửa phòng trưng bày một cách thường xuyên, Bảo tàng đã đưa thư viện vào hoạt động mặc dù đầu sách còn hạn chế (song có những bộ sách văn hoá học, khảo cổ học và Hán Nôm khá quý hiếm) nhưng đã thu hút được các bạn sinh viên quan tâm tới tìm hiểu phục vụ cho việc học của mình. 
   Bảo tàng đã phát huy tốt vai trò của phòng học đa năng, thường xuyên mở cửa trình chiếu phim tư liệu về văn hoá Việt Nam, Dân tộc học, lịch sử Việt Nam và tổ chức cho sinh viên thảo luận xung quanh các vấn đề đã được xem. Bảo tàng Nhân học luôn duy trì mối liên hệ thường xuyên với Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam… để thông tin đầy đủ về các hoạt động của các Bảo tàng này tới giảng viên và sinh viên

Công tác sưu tầm, thu thập hiện vật
  Bảo tàng Nhân học được xây dựng dựa trên cơ sở bộ sưu tập hiện vật khảo cổ học do giảng viên và sinh viên Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử thu thập từ nhiều năm nay ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam thuộc các thời kỳ Tiền, Sơ và Lịch sử. Bên cạnh những sưu tập khảo cổ học, hơn 5 năm qua, Bảo tàng đã chú trọng đến việc thu thập và mua hiện vật dân tộc học và Hán Nôm, văn hoá Việt Nam...
   Cách thức sưu tập của bảo tàng bao gồm sáu phương pháp: Hiến tặng, mua, trao đổi mậu dịch, trao đổi, chuyển giao, hoặc qua điền dã thực địa. Cho tới nay, Bảo tàng Nhân học đã áp dụng cả sáu hình thức này. 
   Bảo tàng Nhân học đặc biệt lưu ý tới phương pháp và hình thức xây dựng và hoạt động của hệ thống kho mở phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Đối với một bảo tàng dạy học, bên cạnh những hiện vật đẹp, tiêu biểu có giá trị trưng bày cao sẽ cần những bộ sưu tập mang tính đặc tả mà người nghiên cứu có thể trực tiếp sờ, xem... nghiên cứu chuyên sâu. Do tính chất độc đáo và khả năng tiếp cận dễ dàng, những mẫu vật này đã bước đầu phát huy tác dụng đối với những nhà nghiên cứu, đặc biệt là một số nhà nghiên cứu nước ngoài sử dụng mẫu vật của BTNH trong nghiên cứu so sánh của mình trong lĩnh vực khảo cổ học. Sinh viên chuyên ngành khảo cổ học, dân tộc học … đã và đang nâng cao kỹ năng nghề bằng cách trực tiếp xử lý và phân tích những sưu tập mẫu vật này.

chucnang1_1.jpg

 
 
Địa chỉ: Tầng 3-4 Nhà D - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04. 3 5589477 / Email:[email protected]