Văn hoá Đa Bút
Văn hoá Đa Bút (Thời đại đồ đá mới, khoảng 7.000 – 5.000 cách ngày nay). Những di tích của văn hoá Đa Bút được phát hiện khá sớm, từ năm 1926-1927, với cuộc khai quật của học giả người Pháp E.Patte ở địa điểm Đa Bút, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Hơn 20 địa điểm đã được phát hiện, khai quật và nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở 2 tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình. Những đặc trưng quan trọng nhất, tiêu biểu nhất của văn hoá Đa Bút là các loại di vật đá và đồ gốm. Đồ đá được làm chủ yếu từ đá cuội, bao gồm các rìu mài lan thân, cuốc, đục, cưa, cối, chày, mũi dùi, vòng đá hình bánh xe, chì lưới bằng đá và đất nung. Đồ gốm rất thô, pha trộn nhiều cát sỏi to, miệng đứng hoặc hơi loe, thành miệng cao, hoa văn in dập kín mặt ngoài, gốm được làm bằng tay kết hợp bàn đập hòn kê. Gốm hầu như không thay đổi về kiểu dáng, loại hình, chất liệu và hoa văn. Đa Bút được coi là một trong những trung tâm gốm độc lập sớm nhất ở Việt Nam.
Hiện tại, Bảo tàng Nhân học chưa có bộ sưu tập hiện vật của văn hoá này.
Một vài hình ảnh hiện vật Văn hoá Đa Bút |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|