Home Giới thiệu Sưu tập hiện vật và mẫu vật
Chủ nhật, 24-01-2021   
     
Sưu tập hiện vật văn hoá Chăm

 SƯU TẬP HIỆN VẬT VĂN HOÁ CHĂM

Văn hoá Champa được phân bố trên địa bàn không gian rộng lớn, các di tích của văn hoá này có mặt hầu hết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Quảng Bình tới Ninh Thuận và trong địa bàn cư trú của người Chăm. Văn hoá Champa kéo dài suốt theo chiều dài lịch sử của dân tộc Chăm. Từ năm 192 cho đến thế kỷ XVII. Những dấu tích văn hoá Champa sớm nhất được phát hiện là tấm bia Võ Cạnh (tỉnh Khánh Hoà) thuộc thế kỷ VI, viết về vị vua dâng lễ cúng thần. Tiếp theo là một loạt những phát hiện mới về di chỉ cư trú, đền tháp, thương càng và thành cổ của văn hoá này như Khu di tích thành Trà Kiệu (xã Duy Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam); khu di tích Mỹ Sơn; khu di tích Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam); thành Trà Bàn và cảng Thị Nại (Bình Định); Tháp Ponarga (Khánh Hoà). Đặc trưng của văn hoá Champa được thể hiện qua đền tháp, điêu khăc và gốm Chăm: (1) Tháp Champa, được xây dựng trong nhiều thế kỷ khác nhau xong cấu trúc tháp về cơ bản là giống nhau, mang đậm tư tưởng tôn giáo Ấn Độ. Tháp là trung tâm hành lề tôn giáo của cư dân Chăm trong mỗi vùng; (2) Điêu khắc Champa: điêu khắc trên gạch tháp, điêu khắc đá Champa với 2 loại: dùng để trang trí hoặc để thờ như tượng tròn, phù điêu; điêu khắc trên các công trình kiến trúc như tấm lá nhĩ, trụ cửa, mi cửa. Chất liệu là đá Granit màu xanh xám; 3) Gốm Chăm - gốm đất nung: gốm kiến trúc (đầu ngói chiếu, ngói ống) và gốm gia dụng (nồi, bình, chậu, vò).
Hiện tại, Bảo tàng Nhân học đang  trưng bày và giới thiệu hình ảnh khu di tích Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam);  Hình ảnh Makara sinh ra chiến binh bằng đá, thế kỷ X-XI tìm thấy ở Trà Kiệu (Duy Xuyên, Quảng Nam;  hiện vật gốm kiến trúc như ngói in dấu vải ở di chỉ Gò Cấm, Quảng Nam thuộc thế kỷ I-II; Gạch, ngói đất nung, chi tiết trang trí trên đất nung ở Trà Kiệu, Quảng Nam; Đầu ngói ống đất nung sưu tầm ở nhiều địa điểm thuộc Quảng Nam và Quảng Ngãi; Loại gốm gia dụng như Bình hình trứng đất nung ở di chỉ Gò Cấm, Quảng Nam, thế kỷ I-II; Kendi gốm, mảnh bếp đất nung - cà ràng ở di chỉ Trà Kiệu, Quảng Nam. Ngoài những hình ảnh và hiện vật đặc trưng trên, chúng tôi giới thiệu một số hiện vật khác như những hạt gạo cháy (di chỉ Gò Cấm, Quảng Nam), tiền đồng (sưu tập Hồ Văn Em- Đà Nẵng), lưỡi tầm sét bằng đồng, gốm và thuỷ tinh Islam (phát hiện ở Cù Lao Chàm, Quảng Nam).
  

Một vài hình ảnh hiện vật Văn hoá Chăm
     
     
   

      

 

 
 
Địa chỉ: Tầng 3-4 Nhà D - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04. 3 5589477 / Email:[email protected]