Home Tin tức - Sự kiện Sự kiện nổi bật
Thứ hai, 03-08-2020   
     
Triển lãm làm sống lại văn hóa Trầu cau

Triển lãm làm sống lại văn hóa Trầu cau

Đọc thêm...
 
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm Thành Ngoại Cổ Loa

Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật địa điểm Thành Ngoại Cổ Loa

Đọc thêm...
 
Jean Nouvel : Nhà kiến trúc bảo tàng Louvre Abu Dhabi

Jean Nouvel : Nhà kiến trúc bảo tàng Louvre Abu Dhabi

Tuấn Thảo

Một viện bảo tàng mang dấu ấn của Pháp được xây giữa lòng biển cát sa mạc. Đó là dự án trao đổi văn hóa mà nước Pháp đã ký kết với các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Thỏa thuận hợp tác này kéo dài trong vòng 30 năm : công trình đầu tiên sẽ là viện bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi do kiến trúc sư Jean Nouvel thiết kế.

Trong tháng này, Hội đồng hành pháp Abu Dhabi (tương đương với chính phủ) chính thức thông báo là viện bảo tàng Louvre sẽ được hoàn tất đúng thời hạn. Lễ khánh thành được dự trù vào giữa năm 2013. Với chi phí lên đến 85 triệu euros, viện bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi nằm trong một quần thể văn hóa bao gồm nhiều công trình xây dựng : trong đó có viện bảo tàng đương đại Guggenheim (do Frank Gehry thiết kế), bảo tàng lịch sử các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (Norman Fosteri), một trung tâm nghệ thuật biểu diễn (Zaha Hadid), viện bảo tàng hải dương (Tadao Ando), nhà hát lớn và một trường đại học.

Kể từ hơn hai năm nay, chính phủ Abu Dhabi đã bắt đầu sưu tầm và tìm mua các tác phẩm quý báu, có giá trị : hội họa, điêu khắc, trang trí, cổ vật chủ yếu từ thời kỳ Phục Hưng cho tới giai đoạn Tân cổ điển, nhưng thư mục của viện bảo tàng này còn được mở rộng cho thời cổ đại Hy-La. Các bảo vật mà Abu Dhabi đang sở hữu tạo nên bộ sưu tập thường trực đầu tiên. Dựa theo thỏa thuận hợp tác giữa nước Pháp và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, viện bảo tàng Louvre tại thủ đô Paris sẽ cho mượn nhiều tác phẩm tùy theo chủ đề của các cuộc triển lãm định kỳ.

Riêng về cấu trúc của viện bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi, ngay từ đầu các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã hưởng ứng dự án của kiến trúc sư Jean Nouvel. Tòa nhà mà ông đã thiết kế cho bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi trông rất hiện đại, lối cấu trúc của nó tương phản hẳn với các cổ vật sắp được trưng bày tại đây trong tương lai. Viện bảo tàng Louvre tại Paris càng nguy nga trong chi tiết, tráng lệ trong tầm cỡ bao nhiêu, thì Louvre tại Abu Dhabi lại thông thoáng trong đường nét, cấu trúc tối thiểu mà sắp đặt tinh tế. Bề ngoài của tòa nhà trông mềm mại tròn trịa, nhưng không gian bên trong lại vuông vức theo lôgíc hình học.

Công trình xây dựng bảo tàng Louvre tại Abu Dhabi đánh dấu 40 năm thành công sự nghiệp của ông Jean Nouvel, bởi vì ông vào nghề kiến trúc vào năm 1972. Trước khi thiết kế dự án này, kiến trúc sư Jean Nouvel từng rất nổi danh với một loạt công trình xây dựng nổi tiếng, trong đó có Viện Thế giới Ả rập (Institut du Monde Arabe – IMA) và viện bảo tàng Nghệ thuật Nguyên thủy Quai Branly. Cả hai công trình này đều nằm tại Paris và từng giúp cho kiến trúc sư này đoạt nhiều giải thưởng lớn, kể cả quốc gia lẫn quốc tế.

Sinh năm 1945 trong một gia đình nhà giáo ở vùng Lot et Garonne, ông Jean Nouvel từ thời còn nhỏ đã đam mê hội họa. Do có năng khiếu vẽ nên ông nuôi mộng trở thành họa sĩ, nhưng bố mẹ lại khuyên ông nên đi theo ngành kiến trúc. Phần lớn cũng vì ông trưởng thành vào lúc ngành kiến trúc xây dựng rất được trọng dụng, thời mà nước Pháp đang phát triển ngay sau giai đoạn tái thiết hậu chiến (Đệ nhị Thế chiến).

Vâng lời cha mẹ, ông Jean Nouvel theo học Trường Mỹ thuật ở thành phố Bordeaux. Sau khi tốt nghiệp, ông thi vào Trường cao đẳng Mỹ thuật Paris, dọn lên thủ đô để sinh sống. Tầm sư học đạo, ông về làm trợ tá cho hai kiến trúc sư Claude Parent và Paul Virilio. Năm 21 tuổi, ông đồng sáng lập phong trào mang tên Tháng Ba năm 1976 (Mars 1976), mà chủ trương vẫn là thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của kiến trúc sư bậc thầy Le Corbusier. Trong thời gian này ông Jean Nouvel tham gia vào khá nhiều cuộc tranh luận liên quan tới việc thay đổi cách tiếp cận với kiến trúc hiện đại.

Trong bản tuyên ngôn (Charte d’Athènes), kiến trúc sư Le Corbusier chọn sự tiện dụng làm tiêu chuẩn cho ngành kiến trúc, ông chủ trương một lối xây dựng tiện lợi để phục vụ cho nhu cầu con người. Còn ông Jean Nouvel thì quan niệm khác hẳn, ông nghĩ rằng kiến trúc cần sự ‘‘linh hoạt và sinh động’’, có thể biến chuyển thích nghi theo sinh hoạt và nếp sống.

Bảo tàng Nghệ thuật Nguyên thủy Quai Branly toạ lạc ở quận 7 và Viện Thế giới Ả Rập ở quận 5 thủ đô Paris, có thể minh họa cho khái niệm linh hoạt và sinh động. Cũng như kim tự tháp bằng thủy tinh bảo tàng Louvre, cả hai công trình này tiêu biểu cho lối kiến trúc hiện đại của Paris. Quai Branly được lồng vào một không gian đầy cây xanh, và đặc biệt hơn nữa là Góc vườn treo thẳng đứng ở khuôn viên mặt tiền. "Góc vườn thẳng đứng" thật ra là những bức tường thảo mộc, lợp đầy những khóm cây và bụi cỏ. Cây cỏ được sắp đặt bố trí tựa như họa tiết của một tấm thảm, tùy theo mùa mà thay đổi sắc màu.

Còn Viện Thế giới Ả Rập là một tòa nhà vuông vức bao bọc bằng kim loại và thủy tinh. Nơi đây vừa là một viện bảo tàng, vừa là một không gian bao gồm cả quán ăn, thư viện và hiệu sách. Phía bắc của tòa nhà hướng nhìn về sông Seine, còn phía nam gợi hứng từ nghệ thuật điêu khắc Ả rập, sắp đặt ở mặt tiền hàng trăm bức màn sáo gỗ hình vuông (moucharabieh).

Mỗi bức sáo gỗ thật ra là một cửa sổ có gắn hệ thống tự điều chỉnh ánh sáng. Vào ban mai, khi ánh nắng vẫn còn yếu ớt, thì mỗi cửa sổ tự động mở to ra như ống kính máy chụp ảnh và như vậy nhiều ánh sáng có thể lọt vào bên trong tòa nhà. Đến giữa trưa, khi ánh nắng chói chang, thì cửa sổ tự động thu hẹp lại, để cho vừa đủ ánh sáng lọt vào bên trong, thoải mái cho người ngồi đọc sách nơi thư viện. Những cánh cửa sổ điều sáng ấy giúp cho công trình này trở nên sinh động : một tòa nhà bằng thủy tinh nhưng lại thông minh.

Từ khi vào nghề cho tới nay, ông Jean Nouvel đã đoạt nhiều giải thưởng lớn của ngành kiến trúc quốc tế, trong đó có giải Aga Khan 1987 (trao tặng cho công trình Institut du Monde Arabe - Viện Thế giới Ả rập), giải nhất năm 2000 nhân kỳ Biennale de Venise, giải Nghệ thuật Wolf năm 2005, và nhất là giải thưởng Pritzker năm 2008, tương đương với giải Nobel của ngành kiến trúc. Đây là lần thứ nhì, một người Pháp đoạt giải Pritzker. Trên bảng vàng của giải Nobel kiến trúc, các tác giả Anh Mỹ từ trước tới nay vẫn luôn chiếm thế thượng phong. Trong lần trả lời phỏng vấn gần đây ban tiếng Pháp đài RFI, ông Jean Nouvel nói về ý nghĩa của các giải thưởng quốc tế đối với ông, và cũng như chủ trương chống lại điều mà ông gọi là ngành kiến trúc theo công thức.

Điều quan trọng là qua các giải thưởng này, quốc tế đã công nhận một lối suy nghĩ, một tư duy kiến trúc. Theo tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc các nhà quy hoạch đô thị nên ngưng lối xây dựng theo công thức, nên dừng lại lối kiến trúc rập khuôn, khiến cho các thành phố rất giống nhau, từ cách xây nhà cao tầng cho đến các trung tâm thương mại. Mỗi lần tôi có dịp đi ra nước ngoài, đi công tác hay đi vì có công việc riêng, thì tôi vẫn thường dành thời gian để quan sát những nơi mà tôi ghé chân qua. Tại các đô thị không ngừng phát triển trong những thập niên gần đây, tôi có cảm tưởng là người ta xây cất giống hệt nhau, như thể các thành phố chỉ được quy hoạch một cách máy móc, theo cùng một kiểu. Đặc biệt là các khu trung tâm thành phố, các trục lộ chính thường có những mặt tiền giống như nhau, khác hay chăng là ở trong độ cao thấp của các tầng nhà, và cách sử dụng chất liệu và màu sắc. Tôi có cảm tưởng là người ta sử dụng cùng một sơ đồ công nghiệp, cách thiết kế do máy điện toán làm ra, rồi sau đó người ta sửa đổi các tiêu chuẩn tùy theo nhu cầu.

Trong các bài tham luận viết trong thời gian gần đây, kiến trúc sư Jean Nouvel thường nhắc đến tính quy mô của các công trình xây cất, càng lúc càng đồ sộ. Các đề án xây dựng thường được thiết kế bởi các văn phòng quốc tế về kiến trúc, hiệu quả nhờ cách làm việc theo ê-kíp, nhưng dường như lại mất đi phần nào tính sáng tạo cá nhân. Theo ông Jean Nouvel, ngành kiến trúc đã vào thời kỳ toàn cầu hóa :

Từ trước tới nay, tôi vẫn có chủ trương chống lại điều mà tôi gọi là sự toàn cầu hóa của kiến trúc. Ta không thể nào xây cất theo cùng một công thức chỉ vì sự tiện lợi và thực dụng. Theo tôi thì mỗi dự án kiến trúc, cỡ nhỏ hay cỡ lớn đều đòi hỏi sự suy nghĩ, một cách tiếp cận khác nhau. Công việc nếu không nói là vai trò của một nhà kiến trúc là thử có một tầm nhìn, thử tưởng tượng ra một công trình xây dựng : đó có thể là một tòa nhà, một viện bảo tàng, một góc phố hay thậm chí một đô thị. Dĩ nhiên là kiến trúc sư này phải cân nhắc đắn đo, tính đến bối cảnh cũng như môi trường, dự phóng những tác động qua lại giữa dự án xây dựng và nếp sống của người dân sống tại chỗ. Dân cư của mỗi miền, mỗi nước thường có những nếp sinh hoạt khác nhau. Vì thế cho nên, theo tôi nghĩ việc lặp đi lặp lại một công thức hàm chứa nhiều điều không ổn, bất cập, cho dù công thức đó đã từng đem lại nhiều hiệu quả.

Nhìn vào bảng vàng của các giải thưởng lớn của ngành kiến trúc, các tên tuổi Anh Mỹ thường hiện diện đông đảo hơn và như vậy giành ưu thế so với các quốc gia khác. Vậy thì phải chăng người Pháp không năng nổ sáng tạo bằng các đồng nghiệp Anh Mỹ trong lãnh vực kiến trúc hiện đại. Ông Jean Nouvel nhận xét :

Tôi nghĩ điều đó không tùy thuộc vào quốc tịch mà chủ yếu là do trào lưu tư tưởng. Có thể nói là cách đây 15 năm, trường phái hậu hiện đại là một phong trào thời thượng trong ngành kiến trúc quốc tế. Khá nhiều tên tuổi của làng kiến trúc Anh Mỹ đều xuất thân từ trường phái này. Điều đó có thể giải thích vì sao trong giai đoạn cực thịnh của trào lưu này, các giải thưởng lớn đều về tay các kiến trúc sư Anh Mỹ. Giờ đây thì ngành kiến trúc đã chuyển sang một giai đoạn khác, thời mà người ta ý thức rằng kiến trúc không đơn thuần là thiết kế mặt tiền, kiến trúc cũng không đơn thuần phải là một cách diễn giải hay đọc lại lịch sử (của ngành kiến trúc), bằng cách đoạn tuyệt hay đối nghịch với những gì đã làm. Một số tác giả thời nay quan niệm rằng : kiến trúc gắn liền với mô hình xã hội. Nếu có thay đổi thì không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải có thích nghi dần dần với nếp sống sinh hoạt. Việc trùng tu hay hiện đại hóa bằng cách mở rộng đô thị cũng vậy : ta nên dựa vào những gì đã có để nuôi dưỡng những dự án tương lai, và ngược lại dùng công nghệ tân kỳ hiện đại để làm giàu cho quá khứ.

http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120907-jean-nouvel-nha-kien-truc-bao-tang-louvre-tai-abu-dhabi

Đọc thêm...
 
Đà Nẵng phát hiện "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm

Đà Nẵng phát hiện "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm

Chiều 2/8, ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay, nền móng của một ngôi đền tháp Chăm có niên đại sau thế kỷ thứ X vừa được phát hiện sau hơn nửa tháng khai quật khảo cổ học tại khu vực tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

>> Bảo tàng Đà Nẵng chính thức được xếp hạng

Đà Nẵng phát hiện `mỏ vàng` di tích Việt - Chăm (bài 1)

Đợt khai quật khảo cổ học đang được tiến hành tại di chỉ làng Phong Lệ (Đà Nẵng) - Ảnh: HC

Phát lộ nền móng đền tháp Chăm ngàn năm tuổi

Theo đó, đợt khai quật này đang được Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội thực hiện. Trên tổng diện tích khoảng 500m2, các nhà khảo cổ đã phát hiện một quần thể phế tích, trong đó đáng chú ý nhất là nền móng của ngôi đền tháp Champa được xây dựng cách đây khoảng 1.000 năm.

"Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Champa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính. Các nhà khảo cổ đã xác định vị trí tháp chính, kích thước, vị trí trung tâm nơi đặt bệ thờ… Sắp đến chúng tôi sẽ tiếp tục xác định các bậc lên xuống ở các cửa tháp, độ dày của tường tháp, xác định độ rộng của tường tháp, kết cấu nền móng dưới tháp…" - Ông Nguyễn Xuân Mạnh, cán bộ giảng dạy Bộ môn khảo cổ học (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) đang trực tiếp làm việc tại hiện trường cho biết.

Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Võ Văn Thắng cho biết, trong lần khai quật này tại di chỉ làng Phong Lệ không phát hiện các hiện vật quý giá như lần khai quật trước mà chỉ phát hiện dấu tích nền móng của khu đền tháp, tuy nhiên khu đền tháp này rất to lớn. Hiện các nhà khảo cổ đang tiếp tục khai quật để làm rõ ngôi tháp Chăm này. Qua đó, có kế hoạch bảo vệ nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch.

Trước đó, vào tháng 6/2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cũng đã chính thức công bố kết quả sau hai tháng phối hợp cùng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tiến hành khai quật khẩn cấp đợt 1 di tích khảo cổ làng Phong Lệ. Qua đó đã hé lộ cả "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm hết sức độc đáo và quý giá.

Đà Nẵng phát hiện `mỏ vàng` di tích Việt - Chăm (bài 1)

Đợt khai quật khảo cổ học tại di chỉ làng Phong Lệ vào tháng 5/2011 - Ảnh: HC

Ẩn chứa những toà tháp Chăm đồ sộ…

Tháng 3/2011, trong khi đào móng xây nhà, gia đình anh Quang (Công an quận Cẩm Lệ) vô tình phát hiện ba hiện vật bằng đá và một mảng mỏng tường bằng gạch. Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã trực tiếp đến xem xét, xác định đây là di tích khảo cổ Chămpa và đã làm thủ tục tiến hành khai quật khẩn cấp di tích này theo quy định của Luật Di sản trong hai tháng 4 - 5/2011.

Chủ trì đợt khai quật là nhà nghiên cứu Nguyễn Chiều (Bộ môn Khảo cổ học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội). Ông cho hay, qua 5 hố khai quật với tổng diện tích 206m2 đã làm xuất lộ nền móng kiến trúc hai phế tích tháp Chăm có quy mô to lớn, 30 hiện vật tương đối nguyên vẹn và hàng trăm viên gạch, mảnh ngói, gốm và đá có nguồn gốc Chămpa với niên đại khoảng 1.000 năm. Đặc biệt, tại hố khai quật H1 rộng 90m2 cho thấy có thể từng tồn tại một toà tháp Chăm có quy mô rất đồ sộ.

Theo Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Võ Văn Thắng, những phần nền móng tháp Chăm đã phát lộ cho thấy di tích khảo cổ Phong Lệ là khu vực tập trung một số đền tháp lớn, trùng khớp với các ghi chép trong thư tịch của các học giả Pháp đầu thế kỷ XX. Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm cũng đang lưu giữ 9 hiện vật có ghi trong hồ sơ là thu thập được tại địa danh Phong Lệ cách đây hơn 100 năm.

“Trong khi việc nghiên cứu các đền tháp Chăm ở nhiều nơi khác chủ yếu là phần lộ thiên thì tại đây, do các di tích đã bị san phẳng nên lại là cơ hội tốt để nghiên cứu những bí ẩn trong kỹ thuật xây dựng nền móng khiến các đền tháp Chăm có thể đứng vững cả nghìn năm mà không bị nghiêng, lún. Chẳng hạn ở hố khai quật số 4 phát hiện chân móng tháp dày tới hơn 2m, được gia cố rất công phu với nhiều lớp đá cuội + cát xen giữa những lớp gạch… hết sức bí ẩn. Ở những nơi khác rất khó để đào móng các đền tháp đang tồn tại ra mà nghiên cứu như vậy!” – ông Thắng nói.

Đà Nẵng phát hiện `mỏ vàng` di tích Việt - Chăm (bài 1)

Lễ rước mục đồng tại làng Phong Lệ - Ảnh: HC

Nằm cạnh đi tích tín ngưỡng Việt 150 năm tuổi

Điều hết sức đặc biệt là ngay chính trong khu vực khai quật khảo cổ Phong Lệ, chỉ cách các hố tham sát có vài mét, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một kiến trúc cổ là di tích tín ngưỡng của người Việt mà nhân dân địa phương gọi là “Dinh Bà”. Dòng chữ Hán khắc trên đòn đông có ghi niên đại “Tự Đức Nhâm Tuất” (tức năm 1862). Gần đó còn có miếu âm linh và miếu thờ thần hoàng, thổ địa của xóm.

Chưa kể chính làng Phong Lệ cũng là một ngôi làng cổ, xưa tên là Đà Ly, xuất hiện trên “Hồng Đức bản đồ” cách đây hơn 500 năm, đến khi Ông Ích Khiêm là người làng ra làm quan thì làng xin đổi tên là Phong Lệ (thời vua Thiệu Trị năm thứ 1, tức năm 1841). Tại đây còn có nhiều nhà vườn, cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, là nơi toạ lạc nhà thờ danh nhân Ông Ích Khiêm và nhiều di sản văn hoá phi vật thể rất độc đáo, đặc biệt là đình thờ Thần Nông và lễ rước mục đồng độc nhất vô nhị ở VN…

Ông Thắng kể một chuyện khá thú vị, trong chuyến công tác tại Lào mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát hiện bên đó cũng có bán hoa sen. Hỏi ra mới biết đó là sen được đưa từ chính… làng Phong Lệ sang. Trồng sen vốn là nghề truyền thống lâu đời của dân làng này. Tương truyền sau khi người Chăm múc đất đắp đền tháp đã để lại hai bàu nước lớn, sau đó người Việt biến thành hai bàu sen nổi tiếng của làng Phong Lệ…

“Tuy đây chỉ mới là kết quả khai quật bước đầu song có thể nói chúng ta vừa phát hiện cả một “mỏ vàng” di tích Việt – Chăm vô giá!” – Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Hữu Chiến thốt lên. Theo ông, dưới lòng đất khu vực này còn rất nhiều lớp trầm tích văn hoá Chăm và văn hoá Việt cổ cần tiếp tục khai phá để có cái nhìn hoàn chỉnh về những cư dân Đà Nẵng cách đây trên 1.000 năm cũng như suốt tiến trình lịch sử vừa qua.

“Đặc biệt là để khẳng định việc người Pháp đặt Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng là đúng. Lâu nay nhiều người vẫn nói Bảo tàng Chăm mà đặt ở nơi không phải xứ Chăm, nhưng qua cuộc khai quật có thể khẳng định bảo tàng này đang ở trên địa điểm thực sự của cư dân Chăm xưa. Từ đó làm rõ bề dày văn hoá của vùng đất Đà Nẵng mà lâu nay do thiếu quan tâm khai phá nên nhiều người nhận xét là thiếu bề dày văn hoá!” – ông Nguyễn Hữu Chiến nói.

Hải Châu

http://www.infonet.vn/Giai-tri/da-nang-phat-hien-mo-vang-di-tich-viet-cham-bai-1/a26110.html

Đọc thêm...
 
Phong tục hôn nhân của người Khmer ở Nam Bộ

Phong tục hôn nhân của người Khmer ở Nam Bộ

Đọc thêm...
 
<< Bắt đầu < Lùi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp theo > Cuối >>

Trang 2 của 83
 
Địa chỉ: Tầng 3-4 Nhà D - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04. 3 5589477 / Email:[email protected]