Home Introduction Overview of museums
Mon, 03-08-2020   
     
Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam

SƯU TẬP HIỆN VẬT NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

         Ngôn ngữ loài người là một hệ thống gồm những phương tiện vật chất như âm thanh từ vị, quy luật phối hợp các thì thành câu và là hiện tượng xã hội ra đời do nhu cầu truyền đạt tư tưởng của con người trong quá trình sống.
          Cả 4 ngữ hệ phân bố ở Đông Nam Á là ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái, ngữ hệ Nam Đảo (Malayô- Pôlinêdia) và ngữ hệ Hán- Tạng đều có mặt ở Việt Nam, trong đó lớn nhất là ngữ hệ Nam Á.
          Hầu hết các dân tộc ở nước ta đều sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, do các dân tộc khác nhau về dân số, địa bàn cư trú và trình độ xã hội nên ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của các dân tộc có sự khác nhau nhất định về chức năng giao tiếp. Có những ngôn ngữ chỉ được sử dụng để giao tiếp trong nội bộ cộng đồng người như ngôn ngữ của người Mảng, người Xá Phó (ở vùng Tây Bắc), người Arem, người Chứt (ở Quảng Bình), người Lô Lô ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, người Sila ở Lai Châu....Còn khi giao tiếp với những cộng đồng bên ngoài, họ phải sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác. Có những ngôn ngữ của tộc người vừa được sử dụng giao tiếp trong nội bộ cộng đồng tộc người vừa được sử dụng giao tiếp giữa các dân tộc với nhau, người ta gọi đó là những ngôn ngữ có vai trò giao tiếp phổ thông vùng như tiếng Thái, Mông, Tày, Nùng....
          Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ quốc gia sử dụng cho tất cả các dân tộc ở nước ta với tư cách là một dân tộc thống nhất.
 Hiện nay, Bảo tàng Nhân học đang lưu giữ và trưng bày một số văn bản chữ Hán, chữ Nôm và đặc biệt là bộ sách chữ Thái cổ,... Cung cấp một phần nào đó sự hiểu biết về ngôn ngữ của các tộc người ở Việt Nam.
 

 

Một vài hình ảnh hiện vật liên quan đến Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam
     
     
     
     

 
 
Address: 3-4 Floor – D Building - 336 Nguyen Trai street - Thanh Xuan District - Ha Noi
Điện thoại: 04. 3 5589477 / Email:[email protected]