Home Nghiên cứu - Đào tạo Hoạt động nghiên cứu
Thứ bảy, 05-12-2020   
     

Dân tộc học và Văn hoá Việt Nam
Tóm tắt các chủ đề thuyết trình

1. Chủ đề: Các công cụ sản xuất nông nghiệp
Với phần trưng bày này sinh viên sẽ có điều kiện tìm hiểu các hiện vật cụ thể liên quan đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Sự đa dạng của các cộng cụ đó trên các vùng miền ở Việt Nam. Thông qua đó hiểu được mối quan hệ giữa văn hoá sản xuất và môi trường tự nhiên.
2. Chủ đề: Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Sinh viên có thể tìm kiếm thông tin từ về các làng nghề truyền thống thông qua phần trưng bày về làng nghề làm gốm Bát Tràng, làng nghề tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, nghề dệt... lịch sử của các làng nghề và chu trình sản xuất sản phẩm theo lối thủ công truyền thống. Kết hợp với tư liệu về các làng nghề khác tại Việt Nam.  
3. Chủ đề: Trang phục các dân tộc Việt Nam
Một trong những nghề thủ công có vai trò quan trọng trong đời sống cư dân đó là nghề dệt. Những hiện vật trưng bày tại đây (dù rất khiêm tốn) cũng giúp cho người xem sự công phu cầu kì và sự tinh tế trong việc chọn lựa nguyên liệu, công đoạn sản xuất, hoàn chỉnh trang phục... (có thể sử dụng hiện vật để nói thêm ý nghĩa hoa văn trên trang phục, màu sắc...). Mỗi dân tộc đều có những sản phẩm độc đáo văn hoá trang phục riêng.
Chuyên gia thuyết trình các trang phục truyền thống, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu các hoạ tiết hoa văn của trang phục việc nói lên cũng như ý nghĩa của nó.
4. Chủ đề: Các nhạc cụ truyền thống
Nhạc cụ nằm trong mảng trưng bày các sinh hoạt văn hoá tinh thần, sinh viên có thể tìm hiểu về các nhạc cụ truyền thống, cách thức sử dụng, ý nghĩa của nó trong các sinh hoạt văn hoá cụ thể của từng tộc người.
Chuyên gia thuyết trình về một vài sinh hoạt âm nhạc truyền thống Việt Nam cụ thể như ca trù, xẩm... rộng hơn là các không gian văn hoá như cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh.
5. Chủ đề: Tìm hiểu về cách thức học tập của Nho sĩ
Sinh viên được tham quan đồ dùng học tập của các sĩ tử, như bút, nghiên mực, ống bút, gánh sách, các loại sách để học - thi... Từ những hiện vật cụ thể người xem sẽ được thuyết trình về lịch sử giáo dục khoa cử Việt Nam.Kết hợp xem tư liệu về các vấn đề như Nho giáo, lịch sử khoa cử Việt Nam.
 
 
Địa chỉ: Tầng 3-4 Nhà D - 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04. 3 5589477 / Email:[email protected]